Tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành đóng vai trong trong việc liên kết khu vực vùng kinh tế trọng điểm TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước. Với kỳ vọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt đối với thị trường bất động sản, tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành sẽ gia tăng giá trị của các dự án bất động sản tại khu vực nhờ vào khả năng liên kết vùng.
1. Thông tin tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành
Tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), được coi là phù hợp với chủ trương xã hội hoá, và giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tên dự án: Cao tốc TP HCM - Chơn Thành | Quy mô: 69 km gồm 6-8 làn xe |
Điểm đầu: Huyện Chơn Thành | Địa phận đi qua: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước |
Điểm cuối: Nút giao Gò Dưa (Vành đai 2, thuộc quận Thủ Đức, TP.HCM | Hình thức đầu tư: PPP |
Vốn đầu tư: 24.150 tỷ đồng |
2. Phương án thực hiện tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành
Tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài là 55,6 km, với số mức đầu tư là 33.000 tỷ đồng. Theo đó, tuyến cao tốc này đang được cân nhắc 3 phương án để đầu tư xây dựng:
+ Phương án 1: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo hướng tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn). Theo phương án này, tổng tuyến sẽ có chiều dài là 55,6 km, mức vốn đầu tư là 33.000 tỷ đồng.
+ Phương án 2: Tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo phương án này, tổng mức vốn đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng.
+ Phương án 3: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc Ninh). Nếu theo phương án này, tổng tuyến sẽ có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư là 21.600 tỷ đồng.
3. Tiến độ hiện tại tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành
Tính đến thời điển hiện tại, dự án tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã được các đơn vị chức năng lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyển phê duyệt xây dựng.
Theo định hướng năm 2020 - 2030 của Quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ được quy hoạch đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. Tỉnh thành này coi tuyến cao tốc này là dự án giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, vì vậy dự án triển khai tuyến cao tốc này là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Tiến độ của tuyến cao tốc hiện tại: Ban Quản lý cùng đơn vị thiết kế đang làm việc với các đơn vị địa phương để rà soát hướng tuyến. Đồng thời tuyến cao tốc này cũng đang được các lập báo cáo tiền khả thi để nhận được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
4. Tiềm năng bất động sản từ tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành
Tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sau khi hoàn thành sẽ là dự án giao thông quan trọng góp phần tăng tính kết nối cũng như nâng cao năng lực vận tải giao thông - giao thương, thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng tứ giác trọng điểm phía Nam. Đồng thời, tuyến cao tốc này sẽ song hành cùng tuyến Quốc lộ 13, giảm lưu lượng giao thông và ùn tắc đang có phần quá tải trên tuyến đường huyết mạch.
Ngoài ra, bên cạnh việc góp phần cho kinh tế phát triển, thị trường bất động sản cũng là lĩnh vực được hưởng lợi khá lớn từ hạ tầng khu vực nói chung và tuyến cao tốc TP.HCM - Chơn Thành nói riêng. Theo đó, nhờ vào khả năng liên kết vùng mạnh mẽ, nguồn vốn FDI đổ về, các cụm, khu công nghiệp ngày càng được mở rộng, thu hút số lượng lớn lao động là chuyên gia, kỹ sư, công nhân về đây làm việc. Đây là điểm sáng cho nguồn cầu về nhà ở ngày càng tăng tại khu vực, mức giá cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Khảo sát mức giá bất động sản tại Chơn Thành - Bình Phước, giới chuyên gia đánh giá, đây là điểm đến khá lý tưởng khi thị trường ở đây còn khá rộng mở, so với Bình Dương, Đồng Nai hay Long An. Vì vậy, nếu muốn sở hữu cho mình kênh đầu tư sinh lời tiềm năng, Quý nhà đầu tư nên cân nhắc phù hợp với khu vực như Chơn Thành - Bình Phước ở thời điểm hiện tại.