Đồng Nai trọng điểm kinh tế công nghiệp cả nước

Đồng Nai là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh ở Việt Nam. Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng Nai là một trong 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế trong nhiều năm qua, tỉnh luôn phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP cao hơn bình quân chung của cả nước, đồng thời trở thành một trong những tỉnh thành “đầu tàu” trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 5.863,6 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10 30’03B đến 11 34’57’’B và từ 106 45’30Đ đến 107 o 35’00″Đ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
  • Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Biên Hòa, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1684 km theo đường Quốc lộ 1.

Sơ đồ vị trí và đơn vị hành chính tỉnh Đồng Nai

Đơn vị hành chính

Với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã. Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện như sau:

  • Thành phố Biên Hòa
  • Thành phố Long Khánh
  • Huyện Cẩm Mỹ
  • Huyện Định Quán
  • Huyện Long Thành
  • Huyện Nhơn Trạch
  • Huyện Tân Phú
  • Huyện Thống Nhất
  • Huyện Trảng Bom
  • Huyện Vĩnh Cửu
  • Huyện Xuân Lộc

Dân cư

Năm 2019, dân số Đồng Nai đạt 3.097.107 người.
Mật độ dân số đạt 516.3 người/km².
Dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6% cũng là tỉnh có dân số đông thứ 2 ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh).
Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.

Estella City- Cơ hội đầu tư siêu hấp dẫn tại Đồng Nai. 

Kinh tế

Đồng Nai là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh ở Việt Nam. Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng Nai là một trong 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế trong nhiều năm qua, tỉnh luôn phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP cao hơn bình quân chung của cả nước, đồng thời trở thành một trong những tỉnh, thành “đầu tàu” trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo dự ước, năm 2022 tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo giá so sánh 2010) đạt 233.979,73 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%; Công nghiệp – xây dựng tăng 9,06%; Dịch vụ tăng 13,08% và Thuế sản phẩm tăng 6,26%.

Giao Thông

Đường bộ

Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp III đồng bằng như QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75km đã được trải thảm lại mặt đường). Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô- tô đến trung tâm.
Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ chí Minh, hệ thống đường sắt Biên Hòa Vũng Tàu, nâng cấp tỉnh lộ 769 nối quốc lộ 20, quốc lộ 1 với quốc lộ 51… sẽ tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KTXH địa phương và khu vực..

Đường thủy

Đồng Nai có những hệ thống cảng:

Cảng Long Bình Tân trên sông Đồng Nai: cách quốc lộ 1, phía bên phải hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội 800 mét
Cảng Gò Dầu A trên sông Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2 km.
Cảng Gò Dầu B trên sông Thị Vải: cách quốc lộ 51, phía bên phải hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu 2,5 km.
Ngoài ra, đang tiến hành lập dự án các Cảng Phú Hữu, Cảng Phước An.

Đường sắt

Đồng Nai có hệ thống đường sắt quốc gia đi qua tỉnh vời tổng chiều dài là 87,5 km với 12 ga: Gia Huynh, Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Xuân Lộc, An Lộc, Dầu Giây, Bàu Cá, Trảng Bom, Long Lạc, Hố Nai và Biên Hoà.

Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối tỉnh Đồng Nai với miền Bắc và TP. Hồ Chí Minh.

Đường hàng không

Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Ngày 5 tháng 1 năm 2021, dự án sân bay Long Thành chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 1 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và các ban ngành liên quan. Giai đoạn 1 của dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025.

Du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đồng Nai khá phong phú, đa dạng có rừng, thác, sông, hồ núi, nổi bật trong đó là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai được xem như một khu du lịch tổng hợp đa sắc màu; Vườn quốc gia Cát Tiên được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch là điểm du lịch quốc gia; sông Đồng Nai là một trong những dòng sông thơ mộng, hiền hòa, một trong những dòng sông đẹp và dài nhất vùng Nam bộ, có những dòng suối, hồ và những dòng thác đẹp như: Thác mai – Hồ nước nóng, Thác Ba Giọt, Thác Giang Điền, hồ Trị An mênh mông như biển cả. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, có chùa Bửu Quang ở độ cao 600m – một quần thể kiến trúc dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng…. tất cả đều là những tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc của Đồng Nai

KDL Bửu Long - Hạ Long trên cạn tại khu vực miền Nam


Ngoài ra, trong suốt quá trình gần 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, với truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, vùng đất – con người Đồng Nai đã tạo nên những di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc, địa danh lịch sử nổi tiếng và đến nay tỉnh đã có 57 di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia (trong đó 02 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh) và trên 1000 di tích phổ thông khác.

Thác Giang Điền, điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đồng Nai

Khu công nghiệp

Khu công nghiệp Vị trí Quy mô Năm thành lập
KCN Lộc An – Bình Sơn Khu 13, xã Long Đức, huyện Long Thành 497,77 ha 2010
KCN Dầu Giây Xã Bàu Hàm 2& Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất 330,8 ha 2008
KCN Giang Điền Xã Giang Điền & An Viễn, huyện Trảng Bom và xã Tam Phước, TP.Biên Hòa 529,2 ha 2008
KCN Long Khánh Xã Suối Tre & Bình Lộc, TX.Long Khánh 264,47 ha 2008
KCN Ông Kèo Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch 823,45 ha 2008
KCN AGTEX Long Bình Phường Long Bình, TP.Biên Hòa 43,26 ha 2007
KCN Tân Phú Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú 54,16 ha 2007
KCN Bàu Xéo Xã Sông Trầu & Tây Hòa & Đồi 61 và TT.Trảng Bom, huyện Trảng Bom 499,8 ha 2006
KCN Thạnh Phú ​Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu 177,2 ha 2006
KCN Xuân Lộc Xã Xuân Tâm & Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc 108,82 ha 2006
KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang Thị trấn Hiệp Phước và xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch 69,53 ha 2006
KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú Xã Hiệp Phước & Phú Hội, huyện Nhơn Trạch 183,18 ha 2005
KCN Nhơn Trạch VI Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch 314,23 ha 2005
KCN Long Đức Xã Long Đức, huyện Long Thành 281,32 ha 2004
KCN An Phước Xã An Phước, huyện Long Thành 200,85 ha 2003
KCN Long Thành ​Xã An Phước & Tam An, huyện Long Thành 486,91 ha 2003
KCN Nhơn Trạch V Xã Long Tân & Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch 302 ha 2003
KCN Tam Phước Xã Tam Phước, TP.Biên Hòa 323,18 ha 2003
KCN dệt may Nhơn Trạch Xã Hiệp Phước & Phước An, huyện Nhơn Trạch 175,6 ha 2003
KCN Biên Hòa I Phường An Bình, TP.Biên Hòa 335 ha 2000
KCN Sông Mây Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom 473,95 ha 1998
KCN Nhơn Trạch I Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch 446,49 ha 1997
KCN Nhơn Trạch II Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch 331,42 ha 1997
KCN Nhơn Trạch III ​Xã Hiệp Phước & Long Thọ, huyện Nhơn Trạch 697,49 ha 1997
KCN Long Bình (Loteco) Phường Long Bình, TP.Biên Hòa 100 ha 1996
KCN Biên Hòa II Phường Long Bình Tân & An Bình, TP.Biên Hòa 394,63 ha 1995
KCN Amata Phường Long Bình, TP.Biên Hòa 513,01 ha 1994
KCN Gò Dầu Xã Phước Thái, huyện Long Thành 182,38 ha 1995
KCN Hố Nai Xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom 225,71 ha(GĐ1) – 270,94 ha(GĐ2)  
KCN Suối Tre Xã Suối Tre & Bảo Vinh, TX.Long Khánh 144,78 ha 2009
KCN Định Quán Xã La Ngà, huyện Định Quán 54,35 ha 2004
KCNC Long Thành Xã Tam An, An Phước và TT.Long Thành, huyện Long Thành 410,31​ ha

>> Xem thêm Siêu phẩm đất nền đô thị vệ tinh thành phố Biên Hòa Đồng Nai mới nhất