TTĐT - Ngày 21/6/2017, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản về việc công bố Danh mục chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.
I. Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
1. Tiền thuê đất (Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ):
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê đất đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 03 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động đối với dự án thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đổi với: (khoản 1, Điều 15 và khoản 1, Điều 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ; khoản 1 Điều 3 Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015):
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học;
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bào vệ môi trường, bao gồm:
- Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
- Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
- Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
- Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện chuỵên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
- Sản xuất thiết bị quan trắc và phân tích môi trường
- Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Thu gom, xử lý nước thải, khí thải; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; Tái chê, tái sử dụng chất thải; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suât thiêt kê từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác; xây dựng hạ tâng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề; dịch vụ hỏa táng, điện táng; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định vê môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ.
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 06 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
+ Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 06 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
b) Thuế suất 17% trong thời gian 10 năm và miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo áp dụng đối với: (khoản 3, Điều 15 và khoản 3, Điểu 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ):
- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
Các tiêu chí xét duyệt, điều kiện áp dụng, cách tính thuế và các quy định khác liên quan đến ưu đãi thuế được quy định cụ thể trong Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính Phủ.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nạhị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ mở rộng quy mô sản xuat, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Thuế nhập khẩu(Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chỉnh phủ):
Được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
- Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng đê chê tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
- Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
II. Dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:
1. Miễn, giảm tiền sử dụng đất:
Các đối tượng được Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 5,6,7,8 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai để trồng cao su có diện tích trồng cao su tái canh từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020 được miễn tiền thuê đất theo Công văn số 9549/BTC-QLCS ngày 12/7/2016 của Bộ Tài chính, như sau:
- Trường hợp đã thực hiện tái canh từ trước ngày 01/01/2015 mà đến ngày 01/01/2015 vẫn còn trong thời gian kiến thiết cơ bản thì được miễn tiền thuê đất cho thời gian kiên thiết cơ bản còn lại tính từ ngày 01/01/2015 nhưng tối đa không quá ngày 31/12/2020.
- Trường hợp thực hiện tái canh vườn cây trong giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020 thì thời gian được miễn tiền thuê đất tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện tái canh đến thời điểm kết thúc tái canh nhưng tối đa không quá ngày 31/12/2020.
- Dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn qui định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng những ưu đãi như sau:
- Trường hợp được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.
- Trường hợp thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau (khoản 2, Điểu 15, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ)
Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; phát triên công nghệ sinh học.
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 2 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT- BTC ngày 18/6/2014) với:
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; càỵ, bừa đất; nạo vét kênh, mữơhg nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trông, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3. Thuế nhập khẩu:
- Miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, công nghệ trong nước chưỉ^ín xuất được để phục vụ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao;
- Miễn thuế nhập khẩu giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Căn cứ Luật Xuất Nhập khẩu);
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định (Căn cứ Nghị định sổ 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ).
4. Thẩm quyền công nhận: doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 50/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
- Đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Theo Quy định tại Điều 3 Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì "ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
III. Dự án đầu tư nhà ở công nhân Khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp tại đô thị:
1. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chỉnh phủ)
Doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp {khoản 1, Điều 15, Nghị định số 218/2013/NĐ CP ngày 26/12/2013 của Chỉnh phủ)
Áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội đê bán, cho thuê, cho thuê mua đôi với các đôi tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
Nhà ở xã hội quy định tại Khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí vê nhà ở, vê giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đôi tượng, điêu kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật vê nhà ở và việc xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% quy định tại Khoản này không phụ thuộc vào thòi điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội;
3. Thuế nhập khẩu(Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ).
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định.
IV. Dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp:
Căn cứ (Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ)
1. Miễn, giảm tiền thuê đất:
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo khu vực như sau:
- Đối với các xã, thị trấn: miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất.
- Đối với địa bàn các phường: số năm miễn tiền thuê đất được tính bằng 50% thời gian thuê đất.
Điều kiện, thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể trong Quyết định số 44/2016/QĐ-ƯBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình dương.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 2, điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ)
Dự án có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Dự án mới thành lập được miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo.
3. Ưu đãi về tín dụng và huy động vốn:
Được quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
4. Thuế nhập khẩu
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định (Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chỉnh phủ).
V. Chính sách ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong trong thời gian 15 năm (khoản1,Điều 13, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc Hội và khoản 5, Điều 1, Luật sổ 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế)
2. Thuế nhập khẩu:
Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Hỗ trợ phát triển thị trường:
Ưu tiên tham gia vào Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Hỗ trợ một phần chi phí đăng ký thương hiệu, kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước, kinh phí tiếp cận thông tin thị trường.
4. Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao (Điều 5, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)
- Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
- Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
+ Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đom vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí;
+ Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
+ Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:(Điều 6, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ:
+ Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực;
+ Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của nhà nước.
- Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ:
+ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đâu tư, liên doanh, liên kết để xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
+ Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được tài trợ, hỗ trợ từ các Quỹ về khoa học và công nghệ, đào tạo và các Quỹ khác;
Nhà nước khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hiện có tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
6. Ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)
Ngoài các ưu đãi chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng các ưu đãi sau:
- Tín dụng đầu tư: được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi đã loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác;
+ Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác;
+ Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
- Tiền thuê đất, mặt nước:
+ Được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Trường hợp Dự án có tính chất đặc biệt hoặc quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cần hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định tại tiết trên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
7. Đối tượng ưu đãi, Thủ tục xác nhận ưu đãi và các quy định khác
Được quy định chi tiết trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.
VI. Ưu đãi đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BKHCN ngày 06/1/2015 hướng dẫn thực hiện nghị định sổ 80/2007/NĐ-CP)
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp khoa học và cồng nghệ có doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ;
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thu nhập chịu thuế.
2. Điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và và các ưu đãi khác
Được quy định chi tiết trong Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BKHCN ngày 06/01/2015 hướng dẫn thực hiện nghị định số 80/2007/NĐ-CP.
VII. Ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; doanh nghiệp nông nghỉệp công nghệ cao; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao đươc ưu tiên đầu tư phát triển; (Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008)
1. Chính sách ưu đãi
- Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
2. Điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao và các ưu đãi khác
Được quy định chi tiết trong Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008.